[tintuc]
[/tintuc]
Trẩu: Cây Dược Liệu, Cây Thoát Nghèo Cho Bà Con Vùng Cao Tây Bắc
Do cây trẩu
có khả năng sinh trưởng tôt trên địa hình đất đồi dốc và khô hạn, tốc độ phát
triển nhanh, sớm được thu hoạch hơn so với các loại cây khác như bạch đàn, quế,
keo… có giá trị kinh tế cao trong việc chế biến lâm sản, hạt trẩu được thu mua
sản xuất dầu trong công nghiệp do vậy cây được trồng khá nhiều ở vùng cao tây
bắc nước ta.
Cây trẩu còn
gọi là cây dầu sơn, ngô đồng, mộc đu thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin,
tên khoa học aleurites montana (Lour). Wils.Thuộc họ thầu dầu Euphorbicaceae.
Trẩu là loài cây thân gỗ
to, Cây trung bình cao 10–15 m., thân nhẵn,
Lá trẩu to bản dài khoảng 15 cm, rộng
10 cm, có khi xòe thành ba dẻ, mặt trên có lông tơ rậm; mặt dưới ít hơn.
Hoa trẩu đơn tính, sắc trắng, ở giữa ngả màu hung đỏ
tía. Hoa mọc thành chùm, khá thơm. Mùa hoa trẩu vào tháng
4, thường ra hoa trước khi lá non xuất hiện.
Trái trẩu
hình trứng, màu lục, đường kính 3-5cm. hơi nhọn đằng
chỏm, tròn đằng cuống, lớn khoảng 5 cm. Vỏ nhăn nheo, có lông tơ; mặt vỏ
có những rãnh dọc ngang. Trái trẩu chia thành 3 múi; khi trẩu chín thì trái ngả
sang màu vàng. Mỗi trái thường có ba hạt. Hạt trẩu hình bầu dục, sần sùi, dài
khoảng 25 mm, rộng khoảng 20 mm
Công dụng:
Trẩu được
trồng như một cây công nghiệp để lấy gỗ và lấy hạt. Hạt trẩu có thể đem ép lấy
dầu, tức dầu trẩu dùng trong việc chế biến sơn, keo quét lên vải cho khỏi mưa ướt. Giá
trị xuất khẩu rất cao. Khô trẩu mới dùng làm phân bón ruộng. nhân hạt trẩu đốt
thành than, tán bột hòa với mỡ lợn bôi chữa chốc lở, mụn nhọt.
Vỏ trẩu sắc
với nước dùng ngậm chữa đau và sâu răng. Ngày ngậm nhiều lần, nhổ nước đi không
được nuốt.
Quả trẩu chín vào khoảng tháng 10. Cứ 1 tấn hạt trẩu
sẽ ép cho hơn 300kg dầu. Bên cạnh đó, các sản phẩm phụ cũng được sử dụng hết:
Tinh bột thô làm các chất hoạt tính sinh học để sản xuất thuốc trừ sâu
Hạt quả trẩu |
video đi nhặt quả trẩu
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét